I. ĐẶT QUẢNG CÁO TRÊN SIDEBAR, HEADER HAY FOOTER
Cách 1. Chép và dán:
Dán code được tạo ra từ quá trình khởi tạo quảng cáo trong tài khoản Google AdSense rồi chèn trực tiếp vào tiện ích HTML/JavaScript của Blogger.
Ưu điểm:
- Dễ thao tác.
- Quản lý được hiệu quả các kênh (channel).
Nhược điểm:
- Thêm mới hoặc thay đổi kích thước quảng cáo phải tạo lại quảng cáo khác.
- Không đặt được quảng cáo trong bài đăng.
Cách 2. Kết nối tài khoản AdSense vào Blogger:
Lần đầu sử dụng bạn phải kết nối tài khoản AdSense vào Blogger. Trên Bố cục, chọn Thêm tiện ích (Add a Gadget) | Adsense, khai báo địa chỉ email đã dùng đăng ký AdSense và mã bưu điện hoặc 5 số cuối của số điện thoại trong đơn đăng ký.
Sau khi khai báo xong, từ nay muốn cho quảng cáo hiển thị bạn chỉ việc nhấn chọn AdSense, kích thước, kiểu nội dung, màu sắc quảng cáo, và lưu lại rồi kéo thả vào vị trí khác.
Ưu điểm:
- Dễ thao tác.
- Thêm mới, xóa hoặc thay đổi kích thước quảng cáo phải thao tác ngay trong Blogger.
Nhược điểm:
- Không quản lý được hiệu quả các kênh (channel).
- Không đặt được quảng cáo trong bài đăng.
Như vậy cả hai cách trên đều gặp hạn chế về vị trí quảng cáo, không thể đặt giữa các bài đăng hoặc bên trong bài đăng - nơi được xem có tỉ lệ click cao nhất. Và đó là lý đo để bạn tiếp tục đọc.
II. ĐẶT QUẢNG CÁO GIỮA CÁC BÀI ĐĂNG
Đăng nhập Blogger, nhấn Chỉnh sửa (Edit) thành phần Blog Spots (Bài đăng) trên Bố cục (Layout). Cửa sổ để cấu hình bài đăng hiện ra, nhấn chuột chọn Hiển thị Quảng cáo giữa các bài đăng (Show Ads Between Posts), cấu hình quảng cáo rồi chọn lưu lại.
Quảng cáo sẽ xuất hiện nằm giữa các bài đăng. Nghĩa là sẽ có 1 quảng cáo đi kèm sau số lượng bài đăng do bạn chọn [Show after # every posts (up to 3 times on a page)][Hiển thị sau mỗi # bài đăng (tối đa 3 lần trên một trang)] giả sử bạn chưa sử dụng ở các vị trí khác. Lưu ý: Bạn phải kết nối tài khoản AdSense vào Blogger như trên vừa đề cập.
III. ĐẶT QUẢNG CÁO BÊN TRONG BÀI ĐĂNG
Với cách này, bạn phải chèn code Google AdSense vào template của blog. Quảng cáo nên được bao bên trong ID, class hoặc kiểu CSS riêng tương ứng với các gợi ý:
Gợi ý 1:
Đoạn mã Google AdSense (+)
Gợi ý 2:
Đoạn mã Google AdSense
Khi đó chúng ta cần khai báo CSS tương ứng và đặt nó giữa
<![CDATA[/* và ]]> trong template.
Dùng cho gợi ý 1:
#ads{
float: left;
margin: 5px 5px 5px 5px;
}
Dùng cho gợi ý 2:
.ads{
float: left;
margin: 5px 5px 5px 5px;
}
Gợi ý 3. Gom cả hai thành một:
Đoạn mã Google AdSense
Thuộc tính float sẽ làm vị trí của div hiển thị bên trái (left) hay bên phải (right) trong thành phần chứa nó. Giống thuộc tính text-align của văn bản hay align của hình ảnh. Nhưng ở đây div hiển thị như một chiếc hộp nằm bên trái hay phải của khung văn bản. Đương nhiên nếu bạn biết nhiều về CSS bạn có thể thêm, bớt, làm nổi bậc khung chứa quảng cáo này. Theo kinh nghiệm của nhiều người, cách đặt code này linh động và hiệu quả hơn cả, thích hợp các kích thước 336 x 280, 300 x 250, 250 x 250 và 200 x 200.
Trong trường hợp muốn quảng cáo chỉ xuất hiện khi xem bài đăng cụ thể, div trên phải đặt bên trong:
Đặt div mà bạn dùng vào đây
Đoạn mã Google AdSense để dùng:
a. Lấy từ tài khoản AdSense:
Đăng nhập tài khoản AdSense, tạo code quảng cáo mới và chuyển đổi các ký tự đặc biệt như < và > sang HTML. Bạn có thể tham khảo công cụ chuyển đổi ở hướng dẫn về cách đặt code của chodientu.vn. Việc chuyển đổi này không vi phạm quy định của Google AdSense.
b. Lấy từ template Blogger:
Bảo đảm rằng bạn đang dùng hướng dẫn phần II. Đăng nhập Blogger, chọn Bố cục (Layout) | đánh dấu Mở rộng tiện ích mẫu (Expand Widget Templates) để tìm đoạn code bên dưới và thêm vào các ký tự có màu nổi bật:
Việc thêm các ký tự này nhằm vô hiệu đoạn mã hiển thị quảng cáo nằm giữa các bài đăng. Và đây chính là đoạn code Google AdSense chúng ta cần:
Với cách lấy code thế này, bạn không phải chạm đến code AdSense gốc.
Và chúng ta sẽ chèn vào template:
Đặt code vào đây, quảng cáo sẽ xuất hiện dưới tiêu đề bài đăng
Đặt code vào đây, quảng cáo sẽ xuất hiện dưới chân bài đăng
Hay nhiều vị trí khác nữa tùy thuộc vào template.